4 phép tính với Python: Dễ thế nào với lập trình cơ bản cho bạn?
4 phép tính với Python: Sao lại dễ?
Khi nói về lập trình cơ bản, GV hay HS cũng đề cập và được đề cập tới 4 phép tính cơ bản (+ – x : ) và yêu cầu người học lập trình thực hiện tính toán với 4 phép tính đó.
Trong toán học, có 4 phép tính cơ bản gồm cộng (+), trừ (-), nhân (*) và chia (/). Những phép tính này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và là nền tảng cho các phép tính phức tạp hơn.
Chính vì quá cơ bản, chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn làm quen này. Bởi việc tính toán này là khá dễ để vọc vạch đúng không?
Nếu chưa cài Python vào máy, hãy xem hướng dẫn này.
Nên bắt đầu thế nào?
Trước khi viết mã code lập trình, có một số bước quan trọng cần được thực hiện. Dưới đây là các bước cơ bản:
1. Xác định mục tiêu: Trước khi bắt đầu viết code, xác định rõ mục tiêu của bạn là gì. Điều này giúp bạn hiểu rõ vấn đề cần giải quyết và các phép tính cần thực hiện.
2. Phân tích vấn đề: Phân tích vấn đề và xác định các yếu tố cần thiết để giải quyết vấn đề. Điều này bao gồm xem xét các giá trị đầu vào và kết quả mong muốn của phép tính.
3. Thiết kế giải pháp: Dựa trên phân tích vấn đề, hãy thiết kế một giải pháp để thực hiện các phép tính cần thiết. Xác định các biến và toán tử cần sử dụng.
4. Viết mã code: Bây giờ bạn có thể viết mã code dựa trên thiết kế giải pháp đã xác định. Sử dụng ngôn ngữ lập trình của bạn và cú pháp phù hợp để thực hiện các phép tính.
5. Kiểm tra và sửa lỗi: Sau khi viết xong mã code, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng theo mong đợi. Nếu có lỗi, hãy xác định và sửa chúng để đạt được kết quả chính xác.
6. Kiểm tra và chạy: Sau khi đã sửa lỗi, hãy kiểm tra lại mã code và chạy nó để xem kết quả. Đảm bảo rằng các phép tính đang hoạt động đúng và trả về kết quả mong muốn.
7. Tối ưu hóa và cải thiện: Nếu cần, bạn có thể tối ưu hóa và cải thiện mã code của mình. Điều này bao gồm việc tìm cách rút ngắn mã code, tăng hiệu suất hoặc cải thiện độ đọc và sự hiểu của nó.
Bắt đầu với các bước và code Python
1. Mục tiêu:
Mục tiêu là dựa vào dữ liệu nhập vào, tính toán cho ra kết quả.
2. Phân tích:
Để yêu cầu tính toán, đầu tiên phải yêu cầu nhập liệu vào, chọn phép tính, sau đó xuất kết quả tính in/hiện ra cho người dùng.
3. Thiết kế:
Chưa thể quan tâm tới giao diện người dùng mà ta chỉ thực hiện tương tác trực tiếp với cửa sổ giao diện Python trên Win tương tự như cửa sổ lệnh CMD.
4. Mã code:
Giả mã:
- input Nhập số thứ nhất (a):
- input Nhập số thứ hai (b):
- Chọn phép tính pt = + – * / :
- if Nếu phép tính là + thì:
ketqua = a + b
print In/xuất ketqua ra màn hình
Mã code Python:
- a = int(input(“Nhập số thứ nhất (a): “))
- b = int(input(“Nhập số thứ hai (b): “))
- pt = input(“Phép tính + – * /: “)
- if pt == “+”:
ketqua = a + b
print(“Phép tính và kết quả: “,a,pt,b,” = “,ketqua)
Do chỉ có thể tính toán với số nên phải dùng hàm int() để định dạng giá trị nhập vào là số.
Hãy lần lượt copy dán các dòng code trên vào cửa sổ lệnh Python để thi hành.
Bây giờ ta bổ sung thêm. Nếu không phải + thì nếu là –
- elif pt == “-“:
ptt = a-b
print(“Phép tính và kết quả: “,a,pt,b,” = “,ketqua)
Hoàn toàn tương tự cho nhân và chia.
5. Kiểm tra và sửa lỗi:
Chú ý Python phân biệt chữ HOA và chữ thường. Nếu có lỗi, ta thường thấy: “SyntaxError: invalid syntax”.
6. Kiểm tra và chạy:
Lần lượt chạy lại xem chạy bình thường cho kết quả hay đúng yêu cầu.
7. Tối ưu hóa và cải thiện:
Sau khi đã cơ bản hoàn thành như trên, bạn hãy cải thiện và bổ sung thêm, bao gồm: Yêu cầu người dùng nhập số, nếu không phải số phải nhập lại ; phép nhân có thể * hoặc x ; chia có thể / hoặc : ; nhập không đúng kiểu 4 phép tính thì ra thông báo lỗi không làm…
Code gợi ý đầy đủ như hình bên dưới, bấm để tải về.
Hoặc bấm đây để tải nếu trên không chạy.
Tạm kết
Qua các bước trên, bạn sẽ có một mã code hoàn chỉnh để thực hiện các phép tính cần thiết. Tuy nhiên, đảm bảo bạn đã hiểu rõ vấn đề và thiết kế giải pháp phù hợp trước khi viết code để đạt được kết quả chính xác.
Bạn nên tự viết trước khi sao chép nguyên code
rp35n4