So sánh giao diện 3 Hệ điều hành phổ biến hiện nay: Windows 11, MacOS 12, Linux Ubuntu 20

Có nhiều hệ điều hành (HĐH) để sử dụng cho một chiếc máy tính cá nhân. Nhưng phổ biến nhất vẫn là Windows của Microsoft, Ubuntu một bản phân phối phổ biến của Linux và MacOS của Apple.

Có thể thấy rằng, càng ngày các HĐH này có thiết kế giao diện càng tương tự nhau. Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập tới phần giao diện, như tiêu đề đã nêu. Chi tiết về tính khả dụng, dễ xài sẽ được nói ở bài viết khác.

Windows 11, bản mới nhất của Microsoft 2021, sử dụng thiết kế mà Microsoft gọi là Acrylic Material để tạo vẻ trong mờ, nhìn rất đơn giản, sang trọng. Tất cả ứng dụng, phần mềm, Windows Search, widgets hay nút Start đều đã được di chuyển vào giữa. Điều này hoàn toàn tương tự trên MacOS. Trong khi Linux Ubuntu cho nằm bên trái và dĩ nhiên hoàn toàn có thể chỉnh nó vô giữa.

Các cửa sổ giao diện đều được bo tròn. Các biểu tượng chương trình, menu ngữ cảnh… nói chung rất tương tự.

MacOS Big Sur có giao diện mới, loạt biểu tượng lấy cảm hứng từ iOS theo hướng tối giản với hiệu ứng trong suốt, đổ bóng.

Linux Ubuntu 20 với gam màu chủ đạo là tím, thay vì màu cam và xanh lá cây như bình thường. Các biểu tượng và cửa sổ cũng gần gũi, dễ xài.

Dễ thấy gam màu sắc giao diện của MacOS và Ubuntu khá tương tự, đậm màu, mạnh mẽ, cá tính. Ngoài ra cũng nên hiểu rằng, 2 HĐH này đều có gốc từ Unix – 1 HĐH chỉ dùng cho các máy chủ lớn, phức tạp, ít trên thế giới.

Dành cho bạn:   Samsung trình làng điện thoại AI Galaxy S24, giá từ 22,9 triệu đồng

Vài so sánh nhỏ trên để thấy được sự tương đồng về màu sắc giao diện giữa 3 HĐH. Nhưng quan trọng hơn, vì sao họ không làm khác nhau hoàn toàn mà lại thiết kế kiểu na ná nhau như vậy làm gi? Có vài lý do sau:

1- Giúp người dùng dễ dàng chuyển qua lại khi dùng các HĐH khác nhau và cũng chính là để lôi kéo người dùng về hẳn với HĐH đó luôn, vì so với cái đang dùng không mấy khác mà dùng cái này thấy hay hơn (theo kiểu hiểu đơn ỉan vậy).

2- Xu thế tất yếu của kỷ nguyên công nghệ. Không cần quá khác biệt, xa lạ về hình thức, chỉ cần chứng minh được thế mạnh, tính dễ dùng và tính hiệu quả.

3- Các hãng công nghệ dù vẫn là đối thủ cạnh tranh mạnh của nhau nhưng họ vẫn có những thỏa thuận, bắt tay nhau trong các sản phẩm của mình nhằm mục đích các sản phẩm của hãng này vẫn chạy hoặc được hỗ trợ trên sản phẩm của hãng kia và ngược lại.

Và hơn hết, họ đều muốn đem đến cho người dùng trải nghiệm thân thiện nhưng hiệu quả nhất mà không phải thêm nhiều công sức để thiết kế xa lạ đi quá nhiều.

Share bài này
Follow:
Cty vi tính NT Đông chuyên về máy tính, công nghệ, giảng dạy Tin học.
5 Comments